XÍCH LÔ (st)


TT – Một lần tôi đi xích lô về nhà. Ông xích lô trông rất vừa tầm, không già yếu quá để ái ngại, không trẻ quá để hoảng hốt sợ đi láo, tôi ngồi đĩnh đạc, hưởng cái thú “ngồi trên xế lô như ngồi trong giấc mơ…!!!”.

Từ sân bay về nhà tôi không xa lắm, ông xích lô bảo: Tôi ở cũng gần đấy, cô cứ yên tâm, tôi đi thong thả, hết cuốc này tôi nghỉ rồi…
Lúc ấy khoảng 5 giờ hơn, tôi bảo bác nghỉ sớm nhỉ, giờ hết nắng sao bác không chạy thêm… Ông ấy cười: Nắng với tôi chả mùi vần gì, tôi là dân Quảng mà…

Tôi ngạc nhiên, cái giọng này không phải là dân Quảng, tôi bảo: Nghe giọng bác không giống giọng Quảng nhỉ…?

Ông khẽ dặng hắng: Tôi nối đẹc téng béc téng nôm è cô…

Rồi ông cười, vui vẻ: Cô nghe được không?

Nghe được nghe được, tôi cũng cười: Bác giỏi thế, thường chỉ thấy người Huế nói được như vậy…

Ông bảo: Tôi đọc nhiều, nghe nhiều nên cũng lậm.

Chà, cái này lạ đây: Bác cũng hay đọc ạ, bác đọc gì, truyện à?

Không nghe ông trả lời, có vẻ như ông đang mỉm cười.

Tôi đọc đủ thứ, tôi thấy cô đang cầm cuốn Hạt cơ bản, cuốn đó tôi cũng đọc rồi.

Ố la la, choáng: Thế bác có hiểu hết không?

Thì hiểu làm gì, tôi thấy lạ thì đọc thôi, cũng không cần hiểu, biết sao là hiểu, cô! Ngay người dịch cũng chưa chắc đã hiểu hết ý tác giả. Một cuốn sách có biết bao điều người ta muốn nói, sao mà hiểu được hết, phải không cô?

Đến lượt tôi mỉm cười: Xem ra bác sống khỏe nhỉ, đạp xích lô rồi đọc sách…

Bác ta chắc cũng mỉm cười, nhẹ nhàng:

Tôi sống khỏe, không bức bối chuyện cơm áo, đạp xích lô đủ ăn, dư thì mua sách, thiếu thì đi coi… cọp.

Tôi tò mò: bác không phải lo cho vợ con sao?

Vợ con tôi ngoài Quảng, cô à, tôi vô đây một mình . Các con tôi lớn hết rồi, hắn còn gửi tiền cho tôi xài.

Vậy sao bác phải đi đạp xích lô cho cực vậy?

Tôi không thấy cực, tôi thấy khỏe lắm, cô à, trước đây tôi dạy học, cực hơn rất nhiều…

Bác ta nói rủ rỉ rù rì như độc thoại, như đang ngồi chơi bên bàn cà phê chứ không phải đang đạp xích lô, ngoằn ngoèo qua những con hẻm nhỏ

Tôi thích tự do, cô à. Tôi dạy học được hơn mười năm, mười năm sau đó năm nào tôi cũng muốn bỏ, vợ chồng tôi cùng dạy học, dạy toán nên sống khỏe nhờ dạy thêm… Rồi tôi ngán quá, tôi ngán làm người mô phạm, ngán bận áo bỏ trong thùng, tôi ngán phải lên lớp ngày này qua ngày khác, nói đi nói lại cũng từng đó câu… Tôi rất thương học trò, thấy tụi nó thật ngộ và học trò cũng quý tôi.

Nhưng cô à, tôi không muốn làm nữa.

Từ lâu tôi ao ước được sống không gò bó, tôi thích đọc sách, thả lỏng cho tâm trí bay với những cái lạ lùng xa xôi trong sách vở. Tôi thích bận quần cụt, áo thả ra ngoài. Tôi thích chỉ làm việc (đặng kiếm ăn) nửa ngày, nửa ngày tôi đọc sách, chơi cờ hay nằm chơi, không làm gì hết, nghĩ ngợi lang bang, không phải nói những câu xã giao, không phải chăm chút cửa nhà, giữ mối láng giềng bà con làng nước… Tôi muốn tuột bỏ hết các mối quan hệ, chỉ quan hệ với cái thần hồn của mình thôi, chăm sóc cái thần xác của mình thôi.

Tôi muốn sống tự ên, không vướng bận gì, các con tôi lớn và tôi thấy yên tâm với sự trưởng thành của chúng. Tôi dành cho chúng sự độc lập.

Tới năm đó tôi nói với vợ: tôi nghỉ việc, đi chơi một chuyến nghe.

Vợ tôi không hiểu. Những triệu chứng trước nay của tôi bả đều không quan tâm, đơn giản vì bả không nghe được can cớ gì mà tôi trở chứng vậy. Con cái đã lớn, đến tuổi hưu tha hồ an nhàn vậy sao phải bỏ việc, tức là bỏ vô số chế độ này kia và nhất là bỏ một vị thế xã hội rất đàng hoàng.

Đến đây tôi ngắt lời bác ta. Tôi cũng không hiểu, bác có thể an nhàn đúng như vậy mà. Nếu không thích gò bò bác có thể không dạy học nữa, làm việc khác cũng được.

Thì đạp xích lô cũng là một việc khác đó thôi.

Bác ta cười.

Cô định nói đạp xích lô không có vị thế đàng hoàng đúng không, nhưng chính là tôi muốn thoát khỏi mọi thứ vị thế mà… Tôi muốn chỉ ăn đủ sống, nghe ngóng, chơi cờ, đọc sách, có lẽ lâu lâu có một dịp chuyện trò với ai đó nghe mình (cũng không muốn thường xuyên lắm – cái vụ chuyện trò đó) và trên hết tôi muốn bận một bộ đồ chỉ che nắng che gió, không phải vừa với thứ vị thế nào…

Bác ta đã ngưng nói, tôi cũng nín thinh, quả thật tôi vô cùng bối rối, một tâm sự như vậy không thể thấy hằng ngày. Tôi muốn nói: Bác thật dũng cảm, thật khó mà làm được như vậy, phải không?

Mấy ngày sau tôi tình cờ thấy bác ta ngồi ăn sáng đầu hẻm, gần sát hẻm nhà tôi. Ngồi trên xe máy – mặt bịt kín bằng khẩu trang và kính mát, tôi quan sát bác ta như một thám tử. Quả thật cốt cách của bác ta không tầm thường chút nào, dù bận quần cụt với cái áo sơmi đã ngả màu cháo lòng. Ăn xong, bác ta thong thả đứng dậy, kéo cái xe xích lô ra và đạp đi, mọi động tác đều nhẹ nhàng, điềm đạm như một văn nhân với cuốn sách của mình.

Rồi một lần tôi ghé đó uống cà phê, bâng quơ hỏi về bác ta, bà bán cà phê nói: Ối ổng ở mướn nhà tui đó, có một cái ghế bố với một thùng sách thôi, với báo nữa, ổng lấy báo làm đệm đó cô, phẻ re. Hôm rồi có thằng con coi bảnh lắm đến rước, về quê cưới vợ cho con rồi.

Tôi suýt sặc, té ra bác ta cũng phải vận com-lê ca vát đứng làm sui.
A, thoát làm sao được cái vị thế ở đời.

Sưu tầm
Nguồn: http://tuoitre.vn/Van-hoa-Giai-tri/Van-hoc/416476/Xich-lo.html

VIẾT CHO NHỮNG GÌ KHÔNG ĐÂU VÀO ĐÂU


… thôi thì cứ nở nụ cười cho nắng hồng khắp lối, nở nụ cười cho chim hót ngày đêm, nở nụ cười cho người người ấm áp, nở nụ cười cho những gì ý nghĩa nhất…

Con người ta sinh ra rất muốn được cười mỗi ngày, mà nụ cười ấy phải là một nụ cười chất lượng chứ không phải chỉ là một cái nhép ruồi như đuổi muỗi. Ờ thì cười, ta nhe răng ra cười một cách thoải mái, chẳng sợ mấy cái răng thưa, nhưng đôi lúc cũng muốn ngậm lại vì cười nhiều thì mỏi miệng quá. Tìm những giây phút thư giãn trên cái laptop, rồi thì lại ngồi ì ra cả mấy tiếng đồng hồ chỉ để làm những việc ko ra hồn, nhìn trở lại thì tiếc nuối cho cái thời gian đã bị bỏ phí.

Tồn tại hay không tồn tại, điều gì có thể chứng minh được là mình đang tồn tại mà không phải là một giấc mơ dài, nào thì lí lẽ cuộc đời, nào là triết lí sống… chẳng cái nào ta áp dụng được vào thực tiễn, thôi thì cứ sống như theo phong cách không sách vở vậy. Cười! Lần này là cười thật, pha chút phong sương của cái lạnh mùa đông.

Chưa bao giờ thấy thích học môn triết như lần này, thầy dạy cuốn hút mình, có nhiều câu chuyện thú vị mà đôi khi bản thân mình cũng nên học tập, nhìn nhận và cảm thấy xót xa. Dù sao thì mình vẫn chưa cảm nhận đc cái sâu sắc của triết học, phải chăng đó là điều thiếu xót khi mình còn sống. Mặt trời mọc và lặn là quy luật, nhưng con người buồn và vui thì đâu phải là quy luật, nếu mình cho là vui thì sẽ là vui, nếu cho là buồn thì mãi là buồn, trị bệnh cho người ta nhưng thực ra lại trị bệnh cho bản thân mình, ôi cái nhân tình thế thái, sự sống là bể khổ…

Bèo dạt mây trôi, gió thổi bụi bay, con người sinh ra thì đã biết là sẽ mất đi, sinh ra từ cát bụi cũng trở về với cát bụi, sống được mấy mươi năm đâu biết được ngày mai, thôi thì cứ nở nụ cười cho nắng hồng khắp lối, nở nụ cười cho chim hót ngày đêm, nở nụ cười cho người người ấm áp, nở nụ cười cho những gì ý nghĩa nhất…

T5Q

TIN THỜI SỰ


Hiện tớ vừa mới hoàn thành một web-blog “nhạc không chuyên” – nơi chia sẽ những bài hát được tớ sáng tác hoặc được cover lại. Ở vn hiện nay chuyện sinh viên viết nhạc đã trở nên bình thường, đó cũng là một món ăn tinh thần mới rất hữu ích đối với sinh viên nói riêng và đối với con người nói chung, tớ cũng là một sinh viên, cũng thích được hát, thích được viết nhạc, nhưng hiện tại tớ đang học xa nên ko có điều kiện giao lưu, học hỏi cùng với các bạn sv trong các trường đại học trong nước. Cũng vì lẽ đó mà web-blog nhạc của tớ ra đời với mục đích: hỏi hỏi, chia sẽ và giao lưu. Rất vui khi được các bạn đến thăm và nghe những bài tớ viết. Thân ái.
Địa chỉ web-blog: http://chieubelarus.blogspot.com/

ÔNG GIÀ TUYẾT


Râu trắng bụng to ông già tuyết
Oằn lưng vác nặng đến dương gian
Quà nhỏ quà to nhiều vô kể
Chỉ đến lúc đêm trẻ mơ màng

Ông ấy từ đâu mà ra nhỉ?
Có lạnh hay chăng tuyết vẫn rơi
Thế giới ngập tràn đầy đau khổ
Mà ông vẫn nét mặt tươi cười

Cho cháu một lần gặp ông thôi
Sao ông chỉ đến lúc ngủ rồi
Ông đến và đi trong lặng lẽ
Tiếc nuối đến
giờ tuổi đôi mươi

25/12/08

XIN ĐỪNG MANG HOA ĐẾN PHÒNG EM!


Theo tin từ trang DÂN TRÍ

XIN ĐỪNG MANG HOA ĐẾN PHÒNG EM!

Tôi có người yêu tên Minh, học lớp Luật quốc tế, Đại học Luật Hà Nội. Đã hai năm nay chưa một lần tôi mang hoa hồng đến tặng cô ấy, tại phòng ký túc xá.

Mười cô gái ở cùng phòng (trong đó có Minh – bạn gái tôi) là mười tính cách và hoàn cảnh khác nhau.

Tuy nhiên, từ chuyện họ nghĩ về nhau, chăm sóc nhau, động viên chia sẻ lẫn nhau, khiến người vô tâm như tôi cũng suy nghĩ thoáng hơn, nhân văn hơn và… cũng buồn hơn về những gì đang lạnh lùng diễn ra ở các ký túc xá, nhất là các ngày lễ, ngày dành cho phái nữ, ngày tình nhân.

Trong mười cô gái, có hai cô quê Nghệ An và Quảng Ninh, nhan sắc “không được bằng bạn bằng bè”. Hương có dị tật ở tay, Hà người thấp đậm, mặt không được bình thường. Hai cô gái này sống thu mình trong sự tự ti, mặc cảm và không chịu mở lòng với mọi người, nhất là các chàng trai. Thậm chí, họ không đủ can đảm để đi bên các cô gái xinh đẹp, dù là bạn cùng phòng.

Để giải thích cho quy định “Đừng mang hoa đến phòng em”, Minh kể cho tôi nghe một kỷ niệm buồn.

Năm học thứ nhất (năm 2005) nhân dịp 8/3, tám cô gái trong phòng ngập tràn trong hoa và những lời chúc “tốt đẹp nhất” đến từ các chàng trai. Các bạn ấy mải vui với các mối quan hệ riêng tư của mình nên trong khoảng thời gian từ 7 giờ tối đến 11 giờ đêm, người thì đi xem phim, người ra ngoài uống cà phê…, phòng chỉ còn lại Hương và Hà.

“Khi em quay về, Hà thì đang cặm cụi đọc sách, Hương thì ghi chép cái gì đó. Giữa phòng, trên giường ngủ của tám thành viên trong phòng đều tràn ngập hoa tươi và những hộp quà gói rất cầu kỳ, xinh xắn. Thật lạ là, chỗ của Hà và Hương không có hoa, không quà… Mọi thứ vẫn nguyên như chưa có cái ngày mà phụ nữ được quan tâm này”.

Em hỏi: “Sao hôm nay vẫn học, đi chơi đâu đó với bạn bè cho vui chứ. Ngày của chúng mình mà?!”. Hà ngước đầu lên, mắt đỏ hoe, cố cười: “Mình đang kém môn tiếng Anh, phải học cấp tốc thôi…”. Hương thì lộ vẻ buồn, cố vươn vai nói: “Mình đang viết thư cho mẹ, ngày này quan trọng nhất với mẹ mà…”. Em hiểu hai bạn ấy đang có chuyện không vui. Hai bạn ấy đang chạnh lòng…

Ngày 8/3 vừa mới qua đi thì 20/10 lại đến. Chúng em ai cũng hồ hởi. Lại được chiều chuộng, nhận quà, nhận hoa,  đi chơi. Ai cũng háo hức và chờ đón những bất ngờ mới. Cũng như cũ, phòng lại chỉ còn lại hai người là Hà và Hương.

Sau khi đi chơi với anh về xong, em chạy về thì phòng trống hoe. Hai bạn ấy đi đâu, hay là có bạn rủ đi chơi, em nghĩ thế và thấy vui vui. Em khóa cửa phòng rồi lao ra đường Trần Duy Hưng, nơi rất nhiều bạn đang vui chơi. Vừa ngồi chơi với mấy đứa bạn khác phòng được mấy phút thì chị trưởng phòng gọi em về “hội ý”.

“Minh này, chị vừa gặp Hà đang lang thang một mình trên phố. Nhìn bàn tay tật nguyền của nó, đi trên phố mà cứ thu lu vào tay áo, chị buồn quá nên bỏ chơi về đây. Em có thấy phòng mình vô tâm quá không?

Ngày 8/3 vừa qua và 20/10 hôm nay, chúng ta chưa tặng Hương và Hà món quà nào, bông hoa nào cả. Chúng mình đều biết, Hà và Hương chưa có bạn trai, gia đình lại ở xa. Hai đứa bị bỏ rơi, tủi thân và tổn thương ghê lắm. Chị thương hai đứa quá, em gọi nó về đi…”.

Chị Tâm đề nghị gọi năm đứa đang mải chơi, bảo là về phòng có việc gấp. Một lúc sau chúng nó về (Hà và Hương chưa về), chị Tâm nói, vẫn còn đủ thời gian để chúng ta tổ chức chúc mừng nhau nhân ngày 20/10. Chị yêu cầu, đứa dọn phòng, đứa cắm hoa, đứa trải chiếu…

Trước khi chúng tôi tìm Hà và Hương về, chị Tâm nói: “Chị em trong phòng thì phải thương yêu nhau, quan tâm nhau. Sống cùng nhau mà vô tâm quá thì không ổn chút nào. Chúng ta có hoa, có quà, có bạn trai, có hàng tá lời chúc mừng. Hà và Hương có gì không? Chị nghĩ, từ nay chúng ta không nên nhận hoa bạn trai ngay tại phòng nữa, đừng đùa cợt, yêu đương sỗ sàng ở phòng nữa. Làm như thế, Hà và Hương buồn lắm…”.

Chị Tâm nói nhiều, chúng em ai nấy đều gần như phát khóc vì thương Hà và Hương, và thấy mình vô tâm quá.

Chị Tâm nói xong, bọn em rất tế nhị đi tìm Hương và Hà về. Bữa “tiệc” chào mừng kỷ niệm 20/10 hôm ấy tuy muộn nhưng chúng em đã nhận được những nụ cười trong trẻo từ Hà và Hương. Chị Tâm còn gọi mấy chàng trai “tồ” ở ký túc xá lên hát và vui chơi đến khuya.

Sự kiện 20/10 năm ấy, chúng em coi đó là bài học ứng xử với nhau mà chị Tâm đã dạy.

…Nghe xong tôi cũng thấy mình vô tâm. Kể từ đó, khi nào lên phòng Minh nhân ngày lễ, tết tôi đều tặng hoa chung cả phòng.

Theo Lê Vũ
Tiền Phong

XA NHÀ


Thân tặng muội Ngón Út

XA NHÀ
(14/8/2007)

Xa nhà lòng chạnh nỗi nhớ nhung
Thấp thỏm không yên nhớ khôn cùng               
Bước ra trước ngõ nhớ dáng mẹ
Hình bóng cha yêu khuôn mặt mừng
Con ở nơi xa lòng luôn hướng
Gia đình tổ ấm những mùa xuân
Cố gắng không phụ lòng mong mỏi
Niềm tin phấn đấu mãi không dừng

Trùm “5Quýt”

SAY THU?


Thi Viện là nơi Trùm dừng chân thưởng thức “phong cảnh” thơ phú, là nơi Trùm học hỏi được nhiều điều hay, không chỉ về thơ mà còn về cuộc sống…

SAY THU, một cái ý tưởng cực hay được Trùm “chộp” tại Thi Viện, Trùm cũng có vài câu xin được chia sẽ cùng bà con cô bác gần xa …

SAY THU?
(12/8/2007)

1.
Say gì nhiều thế, Thu có hay?
Nơi đây quạnh vắng đếm từng ngày
Mùa hè chưa dứt, Thu chưa đến
Thì lấy cái gì để mà say?

2.
Say thu
nhìn giếng thấy “xu” thay
Ngây ngất
nhìn trăng thấy ngất ngây
Lững lờ lòng chạnh sao lờ lững
“Cày” sang
bàn nữa thấy càng say!

3.
Không trăng mờ ảo cảnh lất lây…
Không sao lấp lánh đêm lẫn ngày…
Không gió không mây không rượu nhắm…
Không tình, xin hỏi, thu có say?

Nếu say thì bởi tại vì đâu?
Cảnh vật đang than thở âu sầu
Người buồn cảnh có vui đâu chớ
Thu về chỉ thêm nỗi lo âu …

4.
Thu này đã khác mấy thu qua
Thu trước còn say ở quê nhà
Thu này thầm lặng nơi đất khách
Không biết thu kia có đậm đà?

Thu này buồn hẳn mấy thu qua
Kí ức nơi đâu cứ nhạt nhoà
Thu về chỉ để thay hè muộn
Thu đi đông tới chẳng còn hoa!

5.
Thu đến thu đi mặc kệ thu!
Thu vờn lá úa ẩn sương mù
Thu qua để mặc cành trơ trọi
Đông đến thôi đành chẳng còn thu! 

6.
Giờ còn Thu nữa hay đã đông
Mặt trời vẫn đó, mây vẫn hồng
Tim nồng đang thắm tình chợt đến?
Có đủ niềm tin nói chữ không? 

Ta hết say Thu đến say người
Sao Người nỡ bỏ mặc mình tôi
Nụ cười thì thắm, tình chưa thấm
Trái tim đâu nỡ để buôn xuôi!

Trùm “5Quýt”

P/S: đây là một Entry trong Blog 360 của Trùm.